Quản lý sản xuất là gì – Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả.
Mô hình quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động Sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có. Bài tổng hơp thông tin cung cấp những kiến thức xoay quanh hoạt động quản lý sản xuất như:
- Khái niệm quản lý sản xuất là gì.
- Quy trình quản lý sản xuất.
- Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất.
- Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả …
1. Khái niệm quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.
2. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:
- Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
- Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
- Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
- Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.
3. Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình tổ chức và quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo tiêu chí về chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có một số bộ phận chính sau:
- Bộ phận quản lý: thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Đây là bộ phận đầu não của sản xuất, giữ chức năng quan trọng. Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm bảo kế hoạch mục tiêu; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của công ty.
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Tại bộ phận này nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.
4. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Thông thường có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được linh hoạt áp dụng trong từng doanh nghiệp
- Phương pháp tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.
- Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
- Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Quản lý sản xuất là một công đoạn phức tạp và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn đã mô hình hóa, tự động hóa cùng với sự hỗ trợ của hệ thông ANDON nhằm tăng sự chính xác, giảm tải, tối giản những công đoạn đơn giản.
Vui lòng liên hệ chúng tôi ANDON ADSUN
Bài: tổng hơp thông tin từ internet.